Số lượng lao động xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2011 do tình hình lao động gặp nhiều khó khăn. Song, nền kinh tế của những thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc… vẫn tăng trưởng; thị trường Trung Đông phục hồi trở lại và đang có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động, một số thị trường tiềm năng cũng đang mở cửa, do đó có khả năng mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 6 tháng cuối năm và những năm tới.

Các vụ tranh chấp lao động, đình công giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011. Trong 5 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 179 vụ đình công, giảm 170 cuộc so với cùng kỳ. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động được coi trọng. Toàn quốc đã có 35 vụ tai nạn lao động chết người, làm 54 người chết.
Bộ cũng đã hoàn thành và phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011, theo đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đến cuối năm 2011 là 11,76%, giảm 2,44%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,98%, giảm 0,51%.
 Các hoạt động dạy nghề tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường đào tạo trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó tập trung vào đào tạo kỹ năng, văn hóa và thể lực cho lao động. Tuy nhiên, công tác tuyển mới dạy nghề mới chỉ đạo 28% kế hoạch năm. Việt Nam là nước có dân số đông, nhưng lao động xuất khẩu có năng suất thấp, ngoại ngữ yếu, kỹ năng mềm cho non kém… 
 Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Phi cho biết, thực hiện các Đề án trong Chương trình công tác năm 2012 của Chính phủ, Bộ đã trình Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động mới và đã được thông qua ngày 18/6; Đề án tổng thể cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2012 – 2020; Nghị định quy định về mức lương tối thiểu chung; Lộ trình tham gia các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế và các cam kết, đàm phán quốc tế liên quan đến năm 2020…